Tăng thuế xuất khẩu vàng, thả nổi giá cước cố định nội hạt, giảm thuế nhập khẩu ôtô... là những quy định được áp dụng ngay từ ngày đầu tiên của năm 2011.
VnExpress.net xin tổng hợp và giới thiệu cùng bạn đọc:
1. Tăng lương tối thiểu cho người lao động tại doanh nghiệp
Theo Nghị định 107 và Nghị định 108 của Chính phủ, từ ngày 1/1/2011, lương tối thiểu vùng đối với lao động làm việc tại doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được điều chỉnh tăng thêm 100.000-370.000 đồng một tháng.
Cụ thể: Mức lương tối thiểu cho lao động làm việc ở các đơn vị trên được chia theo 4 vùng. Riêng khu vực 1 (gồm Hà Nội và TP HCM) mức lương tối thiểu vùng tăng từ 210.000 đồng đến 370.000 đồng. Khu vực 2 có mức lương tăng từ 160.000 đồng 320.000 đồng. Khu vực 3 tăng 130.000-240.000 đồng. Khu vực 4 tăng 100.000 đồng.
Sau điều chỉnh, mức lương tối thiểu cao nhất của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 1,55 triệu đồng (áp dụng với vùng I) và thấp nhất là 1,1 triệu đồng một tháng (áp dụng với vùng IV). Các vùng II và III áp dụng lần lượt 1,35 triệu và 1,17 triệu đồng một tháng. Hiện nay, mức lương của các doanh nghiệp tại 4 khu vực này dao động từ 1 triệu đến 1,34 triệu đồng mỗi tháng.
Với các doanh nghiệp trong nước, mức lương tối thiểu vùng mới sẽ dao động từ 830.000 đến 1,35 triệu đồng thay vì 730.000 đến 980.000 đồng mỗi tháng như hiện nay.
Từ 1/1/2011, lương tối thiểu áp dụng đối với lao động trong doanh nghiệp nhà nước và đầu tư nước ngoài FDI đồng loạt tăng. Ảnh: Hoàng Hà. |
Hiện cả nước có khoảng 10 triệu lao động làm việc tại các doanh nghiệp, trong đó khoảng 1,5 triệu người làm việc tại doanh nghiệp FDI.
2. Thả nổi giá cước cố định nội hạt:
Các hãng viễn thông cho biết cước điện thoại cố định nội hạt đã được điều chỉnh giảm dưới mức giá thành. Ảnh: CNTT. |
Từ 1/1/2011, giá cước điện thoại cố định nội hạt sẽ được "thả" theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp tự căn cứ vào hoạt động kinh doanh của mình để ban hành bảng cước. Riêng VNPT, đơn vị đang chiếm thị phần khống chế với khoảng 70% thị phần điện thoại cố định, sẽ phải báo cáo phương án giá trước mỗi lần điều chỉnh cước.
Cũng tại thời điểm này, mức cước dịch vụ điện thoại cố định nội hạt tại các điểm giao dịch công cộng, dịch vụ dành cho các khách hàng lớn, đại lý... sẽ do các doanh nghiệp tự quy định nhưng không vượt quá 50% so với gói cước cơ bản.
3. Giảm thuế nhập khẩu ôtô:
Theo biểu thuế mới của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ 1/1/2011, dòng xe 9 chỗ ngồi trở xuống (thuộc nhóm 8703) đồng loạt áp dụng thuế suất 82% thay cho mức 83% hiện hành. Mức thuế này áp dụng với các dòng xe có dung tích xi lanh từ 1,8 lít đến 2,5 lít. Các loại xe có dung tích xi lanh từ 2,5 lít trở lên áp dụng thuế suất 77%, thay cho mức 80% hiện hành. Đối với dòng xe 2 cầu, thuế suất áp dụng tại thời điểm năm 2011 là 72%, thay cho mức 77% hiện hành.
Nhiều thay đổi liên quan đến chính sách ôtô từ 1/1/2011. Ảnh: H.A. |
Bộ Tài chính cho rằng mức thuế này được điều chỉnh theo lộ trình cam kết khi ký hiệp định WTO. Cụ thể, cam kết ASEAN, năm 2011, thuế suất dự kiến với dòng xe này là 70% và cam kết WTO là 83%. Đối với xe 2 cầu, thuế suất theo cam kết ASEAN là 70% và cam kết WTO 73%.
Từ ngày 1/1/2011, thuế nhập khẩu ôtô có xuất xứ từ ASEAN giảm thêm 13%, theo cam kết Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
4. Tăng thuế xuất khẩu vàng lên 10%:
Từ 1/1/2011, các loại vàng nguyên liệu, vàng trang sức có hàm lượng cao sẽ chịu thuế xuất khẩu 10% theo quy định do Bộ Tài chính ban hành, thay cho mức 0% cũ. Vàng miếng vàng thỏi, vàng bột có hàm lượng dưới 99,99% cũng chịu thuế suất 10% so với mức 0% áp dụng trong năm 2010.
Bộ Tài chính cho rằng việc đánh thuế đối với vàng trang sức sẽ hạn chế được hiện tượng cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng chính sách thuế để "lách" quy định xin giấy phép xuất khẩu vàng trang sức. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, vàng có hàm lượng từ 99,99% khi xuất khẩu phải xin giấy phép, còn vàng trang sức có hàm lượng dưới mức này thì không phải xin phép.
Từ 1/1/2011 Nghị định số 51 về in phát hành, sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của Chính phủ có hiệu lực. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau; trong đó, nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử, tự in hóa đơn nếu đủ điều kiện...
Trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn. Sự kiện này được đánh giá là sẽ thay đổi toàn bộ nhận thức và thực hiện về hóa đơn chứng từ trên toàn quốc khi trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp.
6. Giá đất Hà Nội và TP HCM cao nhất 81 triệu đồng:
Khung giá đất tại Hà Nội và TP HCM năm 2011 đồng loạt chốt ở mức trần 81 triệu đồng mỗi m2, đúng bằng mức áp dụng tại năm 2010. Tuy nhiên, tùy vào vị trí, khu vực, giá đất có thể biến động theo các mức khác nhau. Tại Hà Nội, giá đất áp dụng năm 2011 được điều chỉnh theo hướng giảm dần từ trung tâm thành phố trở ra. Trong đó, giá đất nằm trong mức tối thiểu là 2,34 triệu đồng mỗi m2 (đường 72 qua phường Dương Nội, quận Hà Đông). Giá tối đa vẫn là 81 triệu đồng mỗi m2 thuộc các phố Hàng Ngang, Hàng Đào (quận Hoàn Kiếm) như năm 2010.
Tại TP HCM, bảng giá đất mới cũng giữ nguyên khung tối đa và tối thiểu của năm 2010. Mức trần không vượt 81 triệu đồng mỗi m2, vẫn là 3 tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ. Mức đáy không thấp hơn 1,2 triệu đồng mỗi m2 đối với đất đô thị.
Giá đất cao nhất áp dụng tại Hà Nội và TP HCM là 81 triệu đồng trong năm 2011, đúng bằng mức của năm 2010. Ảnh: Hoàng Hà. |
7. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được huy động tiền đồng:
Từ 1/1/2011, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo đó, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng phải bình đẳng như các ngân hàng thương mại trong nước trong việc áp dụng các giới hạn về cấp tín dụng và bảo lãnh.
Thêm vào đó, từ ngày 1/1/2011, các ngân hàng nước ngoài sẽ được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ các cá nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng, không còn bị hạn chế theo tỷ lệ trên mức vốn được cấp của chi nhánh.
Cũng từ 1/1/2011 Luật Ngân hàng sửa đổi và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực.
Từ 1/1/2011, rất nhiều luật cũng bắt đầu có hiệu lực
1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu HĐND2. Luật trọng tài thương mại3. Luật nuôi con nuôi4. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả5. Luật bưu chính6. Luật người khuyết tật7. Luật an toàn thực phẩm8. Luật khám chữa bệnh |
Nhóm phóng viên
No comments:
Post a Comment