Sáng nay 31/10/2011tại Philippines đã chào đón một trong những em bé “7 tỷ” của thế giới, sau khi bé gái Danica May Camacho cất tiếng khóc chào đời tại một bệnh viện công ở Manila.
Những dấu mốc với loài người
Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), tốc độ phát triển dân số đã tăng gấp ba kể từ năm 1940. Trong những thập kỷ qua, dân số thế giới liên tục gia tăng, từ 5 tỷ người năm 1987 lên 6 tỷ người 11 năm sau đó (năm 1998), và chỉ 13 năm tiếp theo, tức là năm nay, đạt con số 7 tỷ người.
Với đà tăng hiện tại, mỗi năm dân số thế giới sẽ tăng thêm 78 triệu người. Theo dự báo, dân số thế giới đến cuối thế kỷ 21 này có thể ổn định ở mức 9 hoặc 10 tỷ người, nhưng cũng có thể lên tới 15 tỷ, tuỳ theo tình hình ở các nước đang phát triển mà hiện có mức tăng dân dân số cao nhất.
Với đà tăng hiện tại, mỗi năm dân số thế giới sẽ tăng thêm 78 triệu người. Theo dự báo, dân số thế giới đến cuối thế kỷ 21 này có thể ổn định ở mức 9 hoặc 10 tỷ người, nhưng cũng có thể lên tới 15 tỷ, tuỳ theo tình hình ở các nước đang phát triển mà hiện có mức tăng dân dân số cao nhất.
Chật chội, thiếu đói là nguy cơ lớn nhất dẫn đến xung đột
Thách thức lớn nhất vẫn là thiếu đất sống và thiếu cái ăn.
Trong tương lai, con người sẽ phải tìm thêm một hành tinh khác để sống vì Trái đất của chúng ta không còn đủ để nuôi dân số thế giới nữa? Đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra và thực tế, loài người đang trong hành trình ráo riết đi tìm sự sống ngoài Trái đất.
Dù dân số tăng ở mức thấp nhất, thì những nguồn tài nguyên của Trái đất ngày càng khó thỏa mãn nhu cầu của thế giới. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Trái đất cần phải có đến 18 tháng để tái tạo những nguồn tài nguyên thiên nhiên tiêu thụ trong 1 năm.
Nguy cơ lớn nhất hiện nay, đó là thiếu nguồn nước. Bản báo cáo của Liên hợp quốc cảnh báo là từ đây đến năm 2030, các nguồn nước hiện có chỉ có thể đáp ứng được 40% nhu cầu của nhân loại. Khoảng 1,6 tỷ người đang sống ở những vùng khan hiếm nước, nhưng con số này sẽ nhanh chóng lên tới 2 tỉ nếu thế giới tiếp tục cách thức sử dụng nước như hiện nay.
Nguy cơ đói nghèo, an ninh năng lượng và những bất đồng có nguyên nhân sâu xa từ vấn đề nước. Đói nghèo càng trở nên tồi tệ bội phần khi người nghèo thiếu nước. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng ô nhiễm trên các ao hồ, sông suối, vùng ven bờ... đã hủy hoại hệ sinh thái gây ra nhiều tổn hại.
Trên đây là những nguy cơ lớn nhất và được dự báo là sẽ dẫn đến các cuộc xung đột lớn trong tương lai.
Già hóa và dân số vàng - 2 thách thức “hiện thực” nhất
Cơ cấu dân số vàng là cơ hội chỉ xảy ra duy nhất một lần trong lịch
sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia và sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Đây là giai đoạn mà trong đó, 2 người trong độ
tuổi lao động chỉ phải “cõng” một người ăn theo.
Tính riêng trong 10 nước ASEAN, trừ Malaysia, Campuchia, Philippines
và Lào, những nước còn lại đã có cơ cấu dân số vàng. Trong khi đó, theo
tính toán, 1/3 mức tăng trưởng kinh tế hằng năm của các “con hổ” Đông Á
là nhờ tận dụng lợi thế của dân số vàng.
Dân số già đang có chiều hướng tăng lên. Hiện nay, tuổi thọ bình quân
trên thế giới khoảng 70 tuổi. Dân số thế giới đang tăng đều đặn 1,1%
mỗi năm, nhưng số người trong tuổi lao động lại đang giảm đi. Dân số già
sẽ làm tăng sức ép lên hệ thống y tế và lương hưu. Tại VN, Theo đánh giá của Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Việt
Nam đang già hóa với một tốc độ chưa từng có trong lịch sử do tuổi thọ
bình quân ngày càng tăng lên trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết
giảm. Đáng chú ý, thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu dân số “già
hóa” sang cơ cấu dân số “già” sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia có
trình độ phát triển cao hơn. Nếu Thụy Điển phải mất tới 85 năm, Nhật Bản
26 năm, Thái Lan là 22 năm để chuyển từ “già hóa” sang “già” thì dự báo
ở Việt Nam, thời gian này là khoảng 20 năm.
Để tìm số thứ tự của bạn ở đâu trong 7 tỉ người, dân số nước bạn và tuổi thọ trung bình hãy bấm vào đây (Giữ phím Ctrl và bấm vào liên kết)
Click on picture to view larger |